BREAKING NEWS

Phượt

News

ẨM THỰC

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Đống Phúc Tự: ngôi chùa gỗ lớn nhất Quảng Ninh

Là một trong những ngôi chùa đẹp, kiến trúc độc đáo, Chùa Đống Phúc được xây dựng bằng 500m³ gỗ lim, hoa văn trang trí chùa được trạm trổ công phu, tinh vi. Đây là một trong những ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất tỉnh Quảng Ninh.

Theo bia ký để lại, chùa Đống Phúc của làng Yên Hưng cổ (bao gồm xã Yên Giang, thị trấn Quảng Yên và một phần phía tây xã Cộng Hoà ngày nay) được xây dựng từ thời nhà Lý vào cuối thế kỷ thứ XI. Dưới thời nhà Trần, chùa trở thành danh lam, nơi truyền bá Phật pháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Do ở vị trí thuận lợi đông dân nên địa phương này là điểm khởi đầu tiếp nhận và phát triển Phật giáo trong vùng. Đống Phúc Tự đã trở thành trung tâm Phật giáo của trấn An Bang các thời Trần - Lê của An Quảng - Quảng Yên thời Nguyễn. Trải qua ngót một ngàn năm, đất nước thăng trầm, Đống Phúc Tự cũng chịu bao sự đổi thay.

Đầu thế kỷ thứ XIII, giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta, triều đình nhà Trần phát động toàn dân làm “vườn không nhà trống” chuẩn bị đánh giặc.

< Gỗ lim dùng xây dựng chùa.
Dulichgo
Ở vị trí cửa ngõ Bạch Đằng, nhân dân địa phương thực hiện triệt để lệnh này. Đình, chùa, đền, miếu, nhà ở... được phá dỡ lấy gỗ, những cánh rừng lim bạt ngàn được khai thác. Tất cả biến thành cọc nhọn dựng thành trận đồ thuỷ chiến Bạch Đằng, tiêu diệt toàn bộ đạo thuỷ quân đồ sộ, dữ dằn của Nguyên Mông, làm nên đại thắng Bạch Đằng 8-3 năm Mậu Tý (1288) dưới sự chỉ huy tài giỏi của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương.

Đất nước thanh bình, dân làng xây dựng lại chùa Đống Phúc trên nền đất cũ, tiếp tục truyền bá Quốc giáo; lấy từ bi, hỉ xả, hành thiện cứu khổ, cứu nạn giúp đời, tế độ chúng sinh.

Quá trình từ khởi đầu ở triều đại nhà Lý đến cuối triều đại nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian tám trăm năm, Đống Phúc Tự được nhiều đời Thiền sư kế tiếp trụ trì, nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Thuở ấy là ngôi chùa nhỏ, kiểu dáng thanh nhã, giản dị. Năm 1943, Thiền sư Thích Thanh Túc từ trần, chưa có sư trụ trì kế tiếp. Cửa Tam Bảo mất dần nề nếp, chỉ còn là nơi thắp hương cúng bái cầu phúc, cầu lộc trong những ngày tuần tiết.
Dulichgo
Tiếp đó, những năm dân làng phải dồn sức cùng cả nước kháng chiến chống Pháp, Mỹ… rồi mải lo toan hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định cuộc sống, cán bộ, nhân dân địa phương chưa có điều kiện quan tâm đến tâm linh, tín ngưỡng nên không có người quản lý trực tiếp, toàn bộ đất vườn vườn chùa rộng lớn bị chia xé, chiếm đoạt, những pho tượng cổ bị đánh cắp.

< Cổng Đống Phúc Tự.

Các nơi thờ tự của chùa sụp đổ, dột nát hư hỏng. Một nhóm các già mộ đạo tự bảo nhau quyên góp gắn vá nhiều lần. Cảnh chùa chật chội, bức bối, vắng vẻ, tiêu điều, hầu như tắt hẳn tiếng mõ điểm chuông ngân.

Ngót nửa thế kỷ, nhìn cảnh chùa hoang tàn, những phật tử già nua xót lòng, khắc khoải ước mong có sư về trụ trì phù trợ tâm linh, dẫn dắt mình tu tâm hành thiện. Đáp ứng nguyện vọng ấy, năm 1998, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh, huyện Yên Hưng đã cử Đại đức Thích Thanh Lịch về chùa Đống Phúc.

Nhận trách nhiệm trụ trì một ngôi chùa nhỏ dột nát ở một xã nhỏ nghèo nàn, phần lớn dân xã ý thức tín ngưỡng chưa xuôi thuận..., nhà sư trẻ 25 tuổi vừa rời ghế giảng đường Phật học, đứng trước những khó khăn chồng chất, lạ người, lạ cảnh, trăm bề thiếu thốn.
Dulichgo
Đại đức đã tu sửa chùa cũ cao ráo, thoáng mát, gọn gàng, thanh tịnh, sửa sang ban bệ, chấn chỉnh vị trí tượng thờ, tạo nên không gian thiêng liêng, trang nghiêm. Thiền sư chú ý củng cố phát triển Hội Phật tử, phục hồi nền nếp hương hoa, đèn nhang, tụng niệm hàng ngày. Tiếng mõ lại đều đặn, nhịp nhàng. Tiếng tụng kinh lại êm đềm, ấm áp. Âm thanh chuông chùa lại ngân nga, êm ả vang xa...

Nhà Chùa đã mua lại toàn bộ đất bị chiếm đoạt, giải được nỗi nhức nhối trong hàng chục năm nay của phật tử, của dân làng. Nhà chùa còn mua thêm một số ruộng cận kề mở rộng diện tích, san gạt mặt bằng thoáng đãng.

Thiền sư cũng nhanh chóng cải tạo cảnh chùa. Hàng chục chậu cây cảnh nhiều dáng thế được chuyển về, xếp đặt quanh sân, trước chùa, bên lối đi... được uốn tỉa thường xuyên, xanh tươi, mượt mà, ngắm không chán mắt. Hàng chục bồn hoa bốn mùa rực rỡ mầu sắc, ngan ngát hương. Cảnh chùa trở nên đẹp đẽ, thanh tịnh, thu hút những người cao tuổi năng đến thăm chùa, thưởng ngoạn cảnh thiền.

< Cây thị nghìn tuổi che bóng mát trong ngôi chùa cổ.

Năm 2009, chùa đã khánh thành ngôi thờ Tổ, kiến trúc dáng cổ, to đẹp khang trang. Năm 2010, chùa mở hội đúc chuông 1.000kg, hướng về Đại lễ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Hoàn thành năm 2012, chùa được xây bằng 500m³ gỗ lim với 76 trụ gỗ lim đỡ vòm chùa. Kiến trúc phía trong đặc trưng bởi hoa văn rồng phượng được chạm khắc công phu, giữa chính điện là hàng chục trụ gỗ lim kỳ vĩ.

Đây là ngôi chùa được xây dựng theo kiến nhà Trần, hoa văn họa tiết thời Lê và Nguyễn. Chùa có tổng diện tích khuôn viên khoảng trên 4000m², diện tích xây dựng 368m², được bố trí hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, cây cối và kiến trúc Phật giáo. Ngoài ra chùa còn có 20 trụ đá trạm khắc được đặt trước mặt chính vòm đã làm ngôi chùa gỗ thêm uy nghi, trang trọng.

Hiện chùa cũng là trụ sở của Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam thị xã Quảng Yên, là một trong những điểm nhấn quan trọng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.

Những sai lầm khi đi du lịch

Mang quá nhiều quần áo hay dành phần lớn thời gian để mặc cả một món đồ là điều bạn không nên làm khi di chuyển.


Hãy cố gắng hạn chế những sai lầm sau để chuyển đi của bạn thêm thú vị:
1. Mang quá nhiều quần áo
Nhiều hành khách khi đi du lịch thường mang theo nhiều quần áo đẹp để diện. Tuy nhiên theo khảo sát của trang Travelodge, 2/3 số người được hỏi đều thừa nhận, có những bộ đồ họ không mặc lần nào trong suốt chuyến đi.
2. Không mua món đồ mình thích ngay từ lần đầu tiên
Bạn thường suy nghĩ rằng bạn sẽ đi một vòng qua các shop bán hàng rồi sẽ vòng lại mua, hoặc cửa hàng khác sẽ bán món đồ đó rẻ hơn? Sự thật thường không đúng như thế vì giá cả ở đâu cũng như nhau và bạn không có cơ hội quay về cửa hàng ban đầu để mua món đồ mình thích. Thay vì về nhà và ngồi tiếc rẻ những món đồ mình bỏ lỡ khi đi du lịch, hay mua chúng ngay từ lần đầu tiên.
Nếu thích một món đồ nào đó, hãy mua ngay. Ảnh: CNN.
3. Kỳ kèo bớt một thêm hai
Đi du lịch là để nghỉ ngơi và hưởng thụ. Nếu bạn thích một món hàng và giá cả vừa túi tiền, hãy mua nó. Nếu thấy đắt bạn có quyền từ chối. Việc trả giá khi đi mua sắm cũng là một điều quan trọng, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chặt chẽ, kỳ kèo một số tiền không đáng kể để có một món đồ bởi điều đó sẽ khiến cả bạn và người bán hàng đều không hài lòng.
Đôi khi kỳ kèo nửa tiếng để bớt được vài đồng sẽ khiến cả người mua và người bán hàng mất hứng. Ảnh: CNN.
4. Không đổi tiền tại sân bay
Khi du lịch nước ngoài, nhiều người thường đổi tiền trên các con phố thay vì đổi trực tiếp ở sân bay. Điều đó là một sai lầm vì theo CNN, đổi ngoại tệ ở sân bay rẻ hơn so với ở ngoài khá nhiều.
5. Không ăn hàng quán vỉa hè
Bạn đi du lịch nhưng lại không dám thưởng thức các món ăn truyền thống ở bên lề đường vì sợ ngộ độc thức ăn. Điều đó thật đáng tiếc bởi bạn đã bỏ lỡ cách thưởng thức ẩm thực độc đáo. Hơn nữa những người dân địa phương còn “sợ” bị ngộ độc hơn bạn nhiều nên hãy yên tâm nếm thử mọi thứ nhé.

Ẩm thực địa phương tại những nơi bạn đến khá ngon và hãy nhớ thưởng thức chúng. Ảnh: CNN.
6. Quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn
Hãy chọn 1-2 địa điểm bạn thích thú và đến tham quan, thay vì chạy khắp thành phố trong một ngày trời. Điều đó khiến bạn vừa mệt mỏi vừa không thể tìm hiểu sâu được những địa danh nơi mình đến.
7. Không mua bảo hiểm đầy đủ
Mua bảo hiểm du lịch là cách bảo vệ bạn an toàn khi gặp phải các sự cố tại nơi đến thăm. Sức khỏe của bạn luôn là trên hết, vì vậy hãy chú ý đến điều này.
8. Không in các thông tin cần thiết ra giấy
Nhiều khi bạn chủ quan vì nghĩ rằng bạn đã lưu hết tên, địa chỉ và số điện thoại của khách sạn bạn đã đặt phòng vào điện thoại. Nhưng đôi khi bạn không bắt được wifi ở nơi mới để truy cập hay điện thoại hết pin, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều phát sinh không mong muốn.
9. Mang máy ảnh “khủng”
Nhiều người thường mang những chiếc máy ảnh to, nặng và đắt tiền khi đi du lịch để chụp những điểm đến, danh lam thắng cảnh tươi đẹp. Tuy nhiên những bức ảnh đó bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở trên mạng. Thay vì mang theo những món đồ lỉnh kỉnh, nặng nề, bạn hãy chụp bằng máy ảnh du lịch hay điện thoại nhỏ gọn.

Tiết kiệm chi phí với du lịch tự túc

Hình thức du lịch tự túc giúp bạn tiết kiệm chi phí. Thậm chí, nhiều bạn trẻ còn có thể kết hợp vừa du lịch tại điểm này vừa kiếm tiền để đi tiếp các địa điểm khác.
Tuy nhiên, du lịch tự túc cũng yêu cầu người tham gia phải chuẩn bị kỹ trước khi lên đường để tránh những rủi ro trên hành trình khám phá. Theo kinh nghiệm của dân chuyên đi “phượt”, muốn một chuyến đi an toàn, thỏa mãn mục đích khám phá, bạn phải lên kế hoạch kỹ và chi tiết từ hậu cần, xe, lịch di chuyển hợp lý, tìm hiểu thông tin về nơi đến đến việc trang bị những kiến thức về an toàn du lịch. Điểu quan trọng nhất là bạn phải tìm và đặt trước chỗ nghỉ chân tại mỗi trạm dừng.

Để tiết kiệm tiền phòng, dịch vụ hỗ trợ việc chọn và đặt chỗ ở trực tuyến là cách phổ biến. Trong đó, trang web iVIVU cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến với hơn 1.000 điểm lưu trú trong nước và hơn 18.500 điểm lưu trú nước ngoài từ nhà nghỉ, khách sạn (1 – 5 sao) đến du thuyền cao cấp ở trong nước, các điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
Mức giá phòng trên iVIVU.com rẻ hơn giá công bố 40 – 50%. Ngoài ra, trang web còn liên tục ra các chương trình khuyến mãi giá phòng hàng ngày với mức giảm đến 80%. Đây cũng là trang web đặt phòng trực tuyến có hỗ trợ tiếng Việt lẫn tiếng Anh và qua đường dây nóng 08.3930.8290.

Bạn có thể thanh toán trực tuyến trên iVIVU.com bằng thẻ tín dụng (thẻ Visa, Master, American Express, JCB), ATM, hoặc thanh toán trực tiếp tại công ty VI VU và khoảng 250 điểm giao dịch của Ngân hàng Á Châu ACB (liên kết với iVIVU). Ngoài ra, trang web còn có hệ thống “Xác nhận tức thời” mã đặt phòng qua e-mail và tin nhắn. Khi đến điểm lưu trú, khách chỉ cần đọc mã đặt phòng đã nhận là có thể nhận phòng ngay, không cần giấy tờ kèm.
Từ ngày 15 đến 20/8, iVIVU.com sẽ tặng áo thun và móc khóa cho tất cả khách đặt phòng thành công. Đồng thời, mỗi ngày sẽ có một voucher 3 ngày 2 đêm dành cho 2 người ở khách sạn, resort miễn phí hoặc voucher ở du thuyền cao cấp 2 ngày một đêm trị giá trên 15.000.000 dành cho khách hàng đặt phòng và thanh toán đầu tiên trong ngày. Trang web cũng thường xuyên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi giá phòng hàng ngày với mức giảm đến 80%.

Vẻ đẹp kỳ thú của thắng cảnh Dinh Cậu, Kiên Giang

Từ trung tâm thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đi theo đường 30 – 4 về hướng Tây, rẽ trái qua đường Bạch Đằng khoảng 200 m là đến di tích Dinh Cậu. Dinh Cậu nằm trên mũi đá nên chỉ trồng được dương và cây xộp, có niên đại trên 100 năm.

Đứng trên Dinh cảm nhận gió biển thổi lồng lộng, không khí trong lành làm cho con người có cảm giác thư thái, thoải mái. Thắng cảnh nổi tiếng này do thiên nhiên tạo ra từ sơ kỳ Nam tiến thế kỷ XVII.
Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương, tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc (Kiên Giang). Miếu thờ này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, liên quan với đạo thờ Mẫu. Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai, con trai út cưng của bà. Nếu ở Quảng Nam, Đà Nẵng có tục thờ “Cậu Tài” (tài vật, tài sản…) thì trong tiến trình “ Nam tiến” khai hoang người ta gọi chệch đi là “Cậu Tai” (tai họa, tai nạn…). Gắn với Dinh Cậu có truyền thuyết kể rằng: Thuở xa xưa, người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không trở về. Bỗng một ngày nọ, bên bờ cát trắng, một mũi đá nổi lên giữa nền đại dương xanh thẫm. Cho rằng đây là điềm lạ linh ứng, người dân trên đảo đã lập một ngôi đền thờ thần sông nước để mong sự che chở. Dinh Cậu có từ đó. “Cậu” được xem là vị thần có uy quyền trị vì sông nước và có thể cứu giúp cho các tàu bè khi gặp sóng to gió lớn. “Cậu” vẫn được dân đi biển rất sùng bái. Họ thường đến đây thắp hương khấn vái trong những chuyến ra khơi. Dinh Cậu vì thế được tiếng rất linh thiêng.
Đến Dinh Cậu, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên biển Tây, một bức tranh tuyệt đẹp. Mặt trời xuống thấp trên bãi Dương Đông, dường như những tia nắng càng thêm vàng lung linh trên những con sóng bạc ào ạt xô bờ. Khi nắng dần tắt, bãi tắm vắng dần cũng là lúc những chiếc thuyền câu thắp lên những ngọn đèn giăng kín một khung trời. Trông xa cứ như một thành phố nổi trên mặt biển.
Phía Nam cửa Dương Đông là ghềnh Dinh Cậu, đá nổi lô nhô. Mùa gió nồm ghe tàu vào cửa khó khăn, muôn ngàn lượn sóng từ ngoài biển lùa vào, nước tung tóe trên ghềnh, sóng đưa thuyền vào cửa sông, người thủy thủ phải vững tay lái, nếu không sẽ va vào ghềnh. Dương Đông còn là thị trấn trung tâm hành chính, kinh tế văn hóa xã hội và thương mại của huyện Phú Quốc. Đây cũng là nơi có nhiều nhà thùng sản xuất nước mắm lớn nhất nước ta. Phía ghềnh Dinh Cậu, bờ biển là một vùng cát chạy dài hướng chính Nam qua những ấp, xóm dân cư trù phú. Các bãi biển rất đẹp, cát trắng, nước trong, người lội xuống sâu đến cổ vẫn nhìn thấy bàn chân.
Đường lên Dinh Cậu có 29 bậc thang bằng đá. Miếu này được xây dựng từ lâu và là một thắng cảnh thơ mộng trên đồi giữa khoảng bãi cát vàng chảy rẽ hai phía về Dương Tơ, phía về Mũi Gió. Đứng trên Miếu Dinh Cậu đưa mắt xa nhìn bao quát được cả chợ Dương Đông. Trên đường lên Dinh ta gặp Miếu Thổ Thần nhỏ và một hàng rào bằng bê tông rất vững chãi bao quanh Dinh. Sân được láng bằng xi măng có đặt bàn thờ Ông Thiên. Bên hành lang di tích là hàng cột đúc bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như: “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống con rùa); “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển); “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành); “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc).
Trên Miếu Dinh Cậu người ta thấy cửa chính được làm bằng gỗ trên vòm cửa có ghi ba chữ Thạch Sơn Điện. Ngày xây dựng là 14/7/1937, ngày trùng tu là 14/7/1997. Tường Dinh được xây dựng bằng xi măng, trên nóc mái có gắn hai con rồng bằng sứ “lưỡng long tranh châu”. Trong chánh điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu cùng một đỉnh hương, chuông, đèn, trống. Hàng năm vào những ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, dân đảo và các chủ ghe tàu đến viếng rất đông. Đặc biệt là vào ngày 15 – 16/10 âm lịch, người ta mở lễ hội, nhờ đó Dinh Cậu có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Mỗi năm thu hút hơn 100.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển, ngắm nhìn mây, nước mênh mông…

Tam Đảo mù sương


Khi những bãi biển đã trở nên quá chật chội và đông đúc thì một nơi yên tĩnh và có khí hậu trong lành, mát mẻ như Tam Đảo sẽ là lựa chọn không tồi cho kỳ nghỉ cuối tuần của bạn.
 

Để đến được Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) phải vượt qua 13 km đường đèo dốc khá khó đi. Nhưng bù lại quang cảnh hai bên đường đi rất nên thơ.
3_5
Nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển nên Tam Đảo luôn có nhiệt độ trung bình thấp hơn khoảng 5 độ C so với Thành phố Vĩnh Yên và quanh năm sương mù. Vì vậy dù những ngày này miền Bắc đang là đỉnh điểm của mùa nóng nhưng khí hậu của Tam Đảo vẫn rất mát mẻ.
4_1
Ở Tam Đảo, su su được trồng khắp nơi, và trở thành đặc sản không thể thiếu đối với du khách khi thưởng thức ẩm thực ở đây và cả mua về làm quà.
5_1
Thời gian này đang là mùa cao điểm du lịch nhưng Tam Đảo vẫn giữ được vẻ yên tĩnh, thanh bình vốn có.
6_1
8_1
7_1
9_1
Tam Đảo có rất nhiều nơi để các du khách tham quan và chụp ảnh như: Nhà thờ cổ, Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, Thác Bạc, Cổng Trời, tháp Truyền Hình….
11_1
14_1
Tam Đảo về đêm cũng rất nhộn nhịp và lung linh.

Phượt Sài Gòn – Nha Trang theo đường ven biển

Thay vì chỉ gà gật trên xe khách, nếu bạn rong ruổi chặng đường hơn 600 km từ Sài Gòn đi Nha Trang bằng xe máy, bạn sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc nắng vàng và biển xanh miên man.


Hành trình quen thuộc từ Sài Gòn đi thành phố biển sẽ biến thành chuyến khám phá với những người thích phiêu lưu bằng xe máy. Từ điểm xuất phát, có thể khởi hành đi Xuyên Mộc – La Gi – Kê Gà – Phan Thiết – Mũi Né – Ninh Chữ – Vĩnh Hy – Cam Ranh – Nha Trang. Đi bằng xe máy còn mang lại những trải nghiệm khó quên với nhiều dạng mặt đường, tận hưởng trọn vẹn phong cảnh biển đẹp mê hồn và thưởng thức những đặc sản thú vị.

Đường từ Sài Gòn đi Xuyên Mộc.
Nhưng phượt cũng đồng nghĩa với nhiều rủi ro, vì thế việc chuẩn bị kỹ trước mỗi chuyến đi là điều cần thiết. Mọi thứ đều phải tính đến và dự phòng tất cả những gì có thể. Sức khỏe là điều tối quan trọng. Nên mang theo một số đồ uống bổ sung bởi những nơi đi qua vốn có “đặc sản” là nắng và gió. Kem chống nắng là thứ không thể thiếu, nhất là với các tay lái nữ. Nên có trang phục kín nhưng thấm mồ hôi, chuẩn bị sẵn áo mưa.
Vì chạy theo cung đường ven biển, nên mang theo giày, dép dự phòng. Ngoài ra trong hành lý sẽ có những món đồ cần thiết khác như găng tay, đèn pin, bật lửa, túi sơ cứu… Và vì chạy xe máy, trước khi đi nên mang xe đi bảo dưỡng, thay dầu, kiểm tra lốp… và mang theo một số dụng cụ sửa chữa xe cần thiết.

Đoạn đường đất đá từ Bàu Trắng đi Phan Rí Cửa.
Với những người chạy xe theo đoàn, cần tuân thủ luật giao thông cũng như các quy định của nhóm. Mỗi nhóm không nên quá đông để dễ dàng quản lý và liên lạc với nhau. Chặng đường có một số đèo dốc, vì thế nên chú ý tốc độ, làn đường. Các xe không nên chạy quá gần nhau để có thời gian và không gian tránh nhau trong trường hợp có chướng ngại vật hoặc va chạm.
Hành trình gần như toàn đường ven biển nên vắng xe và đường khá đẹp, ngoại trừ một số chặng nhập vào đường quốc lộ, qua thành phố hay thị trấn đông xe hay một vài đoạn đang làm đường. Cần tuân thủ luật giao thông ở mọi nơi đi qua, đặc biệt giữ đúng tốc độ ở một số địa điểm có sự xuất hiện thường xuyên của cảnh sát giao thông. Mang đủ giấy tờ tùy thân và luôn đội mũ bảo hiểm.

Cảnh đẹp mê hồn ở vịnh Vĩnh Hy.
Đường đi sẽ có cả đường bê tông, đường nhựa, đường đất hay toàn đá dăm. Những đoạn đường xấu có thể kể đến đoạn từ Bàu Trắng đi Phan Rí Cửa ở Bình Thuận với chiều dài khoảng 20 km. Ngược lại, rất nhiều đoạn đường nằm ngay ven biển, chỉ vài bước chân đã xuống với làn nước mát trong xanh cùng cát mịn. Đường ven biển nên cũng sẽ chạy qua những cụm resort hay nhà hàng san sát cả một đoạn dài.
Đường dài đầy nắng và gió, nên dừng nghỉ sau mỗi chặng ngắn. Bổ sung nước hay thoa thêm kem chống nắng. Có thể tranh thủ chợp mắt lấy sức vào bữa trưa để đảm bảo sức khỏe và sự tỉnh táo cho chặng đường tiếp theo.

20 cách xếp hành lý du lịch nên biết

Mang thêm giấy thơm, túi dự phòng và giữ một ngăn trống nhỏ trong vali là những điều giúp bạn loại bỏ được các vấn đề phiền phức từ hành lý.
Hành lý luôn là vấn đề nan giải với nhiều người. Không phải ai cũng thông tỏ cách để xếp sắp đồ dùng hợp lý nhất. Dưới đây là 20 nguyên tắc bạn nên biết để trở thành “chuyên gia xếp đồ”.

1. Lên danh sách đồ dùng cần mang.

Bạn hãy để những món đồ rườm rà, không cần thiết ờ nhà. Ảnh: sohitech.

2. Sử dụng vali nhẹ. Những loại có bánh sẽ giúp bạn thoải mái di chuyển cũng như bảo vệ đồ dùng tối đa.

3. Lựa chọn quần áo dễ kết hợp và nhanh khô. Chất vải cotton và kaki được ưu tiên hàng đầu.

4. Sử dụng các loại quần áo hai trong một như áo khoác làm gối, quần dài có thể gấp thành quần soóc.

5. Bạn hãy phân loại các vật dụng cá nhân sau đó cho chúng vào những túi nilon riêng biệt. Việc này sẽ giúp bạn tìm đồ cần dùng nhanh hơn.

6. Hãy xếp đồ theo lớp. Thứ tự ưu tiên như sau: giầy dép, áo thun, quần dài, váy, phụ kiện, các vật dụng cho công việc và trên cùng là áo sơ mi.

7. Cuộn thắt lưng lại và đặt trong cổ áo sơ mi.

8. Chỉ mang lượng vừa đủ kem đánh răng, sữa rửa mặt, dầu gội…


Hãy mang dầu gội, sữa tắm… với lượng nhỏ nhưng đủ dùng. Ảnh: fravelmag.

9. Cách xếp quần áo tiết kiệm diện tích vali mà vẫn phẳng phiu là cuộn chúng lại.

10. Hãy sử dụng khóa vali để đảm bảo an toàn cho đồ đạc.

11. Không mang những thứ có sẵn tại điểm đến

12. Luôn giữ một ngăn trống nhỏ trong vali để chứa đồ lưu niệm.

13. Hãy gửi hành lý trước khi khởi hành nếu bạn mang nhiều đồ. Chi phí gửi hàng sẽ rẻ hơn ký gửi.

14. Dán giấy ghi chú lên vali sẽ giúp bạn nhận ra đồ của mình nhanh chóng.

15. Nếu có thể, hãy giặt đồ trong chuyến đi

16. Sử dụng thêm giấy chống ẩm mốc, giấy thơm để quần áo không bị bốc mùi.

17. Để vé và hộ chiếu ở nơi dễ tìm nhất.


Tìm một vị trí dễ lấy hộ chiếu và vé để bạn không phải lục tung hành lý của mình lên. Ảnh: jumpdates.

18. Chuẩn bị sẵn các loại thuốc giảm đau, hạ nhiết, tiêu chảy, bông gạc, oxy già.

19. Không để đồ giá trị như laptop, máy ảnh… trong hành lý ký gửi.

20. Mang thêm túi nilon phòng khi cần đến.

Bài đăng phổ biến

 
Copyright © 2013 Du lịch Khám phá
Share on Dịch thuật 24h. Powered byDịch thuật 24h