BREAKING NEWS

Phượt

News

ẨM THỰC

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Giải mã Nhật Bản qua những câu hỏi

Đến Nhật Bản thời điểm nào là đẹp nhất, tại sao mọi thứ ở Nhật đều rất đáng yêu... là những câu hỏi mà nhiều du khách thường thắc mắc về đất nước xinh đẹp này.

Thời điểm đẹp nhất đến Nhật là khi nào?

Nhật Bản có nhiều lễ hội, và cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông đều có lễ hội. Tuy vậy, thời điểm tuyệt nhất là vào đầu tháng 4, khi đó hoa anh đào nở rộ khắp mọi nơi và bạn như đang lạc bước vào xứ sở thần tiên. Ngoài ra, đây là thời điểm mà các công ty đang chăm chỉ làm việc, học sinh bận rộn đến trường nên các khu thắng cảnh ở Nhật Bản không quá đông đúc.

Thời điểm tệ nhất đến Nhật vào là các kỳ nghỉ lớn quốc gia, khi mà giá cả tăng vọt và người thì đông đúc. Có 3 thời điểm nên tránh là: Năm mới, Tuần lễ vàng và lễ hội Obon. Ngoài ra bạn cũng nên tránh đến Nhật vào mùa mưa trong năm.

Người béo phì có bị phân biệt tại Nhật?

Câu trả lời là Có. Nhật là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp trên thế giới. Phần lớn người Nhật đều có thân hình mảnh mai. Tuy nhiên những người béo không bị kỳ thị một cách quá khích.

Nước Nhật có rộng lớn không?

Nhật Bản có diện tích 377.944 km2, rộng thứ 62 trên thế giới, xếp trên Đức, Phần Lan, Italy... Nhật có 6.852 hòn đảo và 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku.

Kyoto có phải là thủ đô của Nhật?

Kyoto từng là thủ đô của Nhật từ năm 794 đến năm 1868, sau đó chính phủ mới chuyển kinh đô về Tokyo. Đối với nhiều người dân Nhật, Kyoto mới là "thủ đô chính thống" của họ. Ngày nay, Kyoto là một thành phố lịch sử, là điểm đến nổi tiếng đối với du khách trên khắp thế giới. Nơi đây có hơn 240 đền thờ, lăng mộ. Nhiều người ca ngợi cố đô Nhật Bản là thành phố xinh đẹp nhất thế giới.


Nhật Bản là một quốc gia không chỉ hiện đại mà còn lưu giữ được nhiều giá trị truyền thống. Ảnh: Japan.

Ở Nhật Bản có rắn độc không?

Rắn độc xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản thường xuyên như... Geisha, Samurai và Ninja vậy. Rắn độc được tìm thấy ở các đảo lớn của Nhật Bản, Okinawa là nơi có nhiều nhất. Vì vậy chính phủ Nhật đã dựng nhiều biển cảnh báo rắn độc ở nhiều nơi trong nước.

Nếu bạn đi bộ đường dài tại Nhật, bạn sẽ được khuyến khích nên mặc quần dài, đi tất và giày cẩn thận. Mỗi năm, có hàng nghìn người ở Nhật phải nhập viện vì rắn độc cắn, tuy nhiên số lượng người chết vì rắn độc rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 1%.

Quái vật Kappa là gì?

Kappa là một loài thủy quái sống ở các dòng sông, suối và là một quái vật huyền thoại trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Kappa cao bằng một đứa trẻ con và có nhiều nét giống thằn lằn. Chúng bơi lội rất giỏi. Trên đầu chúng có một cái hõm để chứa nước, nếu nước trong hõm còn đầy thì chúng vẫn còn sức mạnh.
Loài thủy quái này thường thích ăn dưa chuột nên vào thời Edo, các bậc phụ huynh thường khắc tên con mình lên quả dưa chuột, ném xuống sông với niềm tin làm như thế,  họ sẽ bảo vệ những đứa trẻ thoát khỏi sự tấn công của Kappa.

Kappa là một nhân vật tưởng tượng, không có thật nhưng tại nhiều thời kỳ, người Nhật vẫn tin rằng nó tồn tại. Tại một số dòng sông người ta vẫn đặt biển cảnh báo về loài Kappa này.

Kappa - loài thủy quái đáng sợ trong văn hóa Nhật. Ảnh: Japan.

Vì sao nước Nhật có tên là Japan?

Trong tiếng Nhật, nước Nhật Bản được đọc là Nippon. Vào các thế kỷ trước, Bồ Đào Nha là một trong những quốc gia đầu tiên thông thương với Nhật Bản. Họ cũng là những người đầu tiên cố gắng phiên âm tên Nhật Bản (Nippon) sang tiếng Latin cho dễ gọi.

Ban đầu, họ dịch từ Nippon thành Jippon. Sau đó người Pháp phát âm Jippon thành Japon và cuối cùng, trong tiếng Anh, nó được phát âm thành Japan. Vì thế Nhật Bản có tên gọi trong tiếng Anh là Japan như ngày nay.

Tại sao Nhật Bản cái gì cũng dễ thương?

Theo nhiều du khách khi tới Nhật Bản, nơi đây có nhiều điều dễ thương, nhiều sản phẩm dễ thương chỉ vì đơn giản, người Nhật... thích thế. Vì họ thích những điều dễ thương nên các sản phẩm do các công ty làm ra cũng phải đi theo xu hướng này nếu muốn bán được hàng.

Ở Nhật mọi thứ đều được trang trí sao cho trông thật dễ thương. Ảnh: Japan.
Anh Minh

Nguồn theo: Vnexpress

Báo Mỹ khen nức nở món cao lầu của Hội An

Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội. Cao lầu của Hội An không đụng hàng với cao lầu của bất cứ vùng miền nào.



Cao lầu, món đặc sản của Hội An

Tờ Huffington Post của Mỹ vừa đăng tải một bài viết giới thiệu những món đặc sản vùng miền đáng để du khách khám phá trong các chuyến du lịch của mình, trong đó có món cao lầu của Hội An.
Tác giả viết: “Trên thế giới có biết bao món ăn nổi tiếng, chỉ cần nhắc đến món ăn đó là người ta biết là của quốc gia nào, chẳng hạn như Sushi của Nhật Bản hay mì Ý...Tuy nhiên, có những món ăn vùng miền vô cùng hấp dẫn mà có thể bạn chưa từng được biết tới. Chúng không nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng khi đã thưởng thức rồi thì bạn sẽ khó quên hương vị của chúng.”
Trong danh sách những món ăn vùng miền ấy có món cao lầu của phố cố Hội An cùng với nhiều món ăn khác như món cơm trộn Ochazuke của Nhật Bản; món Gà 65 của Ấn Độ; món hầm Pozole của Mexico; món Ful medames (đậu fava nấu các loại gia vị và dầu ôliu) của Ai Cập và Sudan.
Các món ăn khác được nhắc đến là Khao Soi của Lào và Thái Lan (là sự pha trộn của mì trứng chiên giòn hay mềm, thịt gà, nước cốt dừa, nghệ, chanh, rau mùi và hẹ tây); món súp thịt được nấu trong một hốc đá dưới đất Pachamanca của Peru và món thịt khô Biltong của Nam Phi.
Mới nhìn cao lầu trông giống. như mì, nhưng không phải mì. Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô.
Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Người ta thường ăn cao lầu với giá nhúng trong nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
Nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, nhưng tất cả đều thất bại. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.

Phố cổ Hội An

Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.

Ngày nay cao lầu được bán ở nhiều nơi trong nước, thậm chí ở cả nước ngoài  và người đã thưởng thức cao lầu Hội An sẽ thấy hẫng hụt vì thấy vị của nó có cái gì đó thiếu đậm đà như vị ở phố Hội.

Đến nay, vẫn còn một số tranh cãi về nguồn gốc của món cao lầu: nhiều người cho rằng món này của người Hoa, còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.

Theo tác giả của bài viết trên Huffington Post, có thể ở đâu đó vẫn còn một số lời tranh luận về nguồn nguồn gốc của món cao lầu, nhưng chất lượng của nó hoàn toàn là điều không phải bàn cãi.
Cao lầu không nổi tiếng như nhiều món ăn khác ở Việt Nam nhưng nó thật đáng để thưởng thức khi đến Hội An vì đó là món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực nơi đây. Người ta vẫn thường bảo nhau: Nếu chưa ăn Cao Lầu thì coi như chưa tới Hội An.

Chu du thế giới trong một tách trà

Trà đã trở thành nét văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, tùy theo từng vùng đất và truyền thống, những cư dân có cách trồng cũng như chế biến rất riêng. 

Bạn sẽ có thể chu du nhiều nơi và tìm hiểu thế giới chỉ qua một ly trà nếu dành chút thời gian quan tâm.
Earl Grey, Anh
Những nhà văn hóa học cho rằng loại trà này được giới thiệu đến vị nữ hoàng trẻ tuổi Victoria bởi Charles Grey (1764 – 1845), người sau này trở thành Thủ tướng của nước Anh những năm 30 của thế kỷ 19. Tên của loại trà cũng được đặt theo tên ông nhưng những nhà nghiên cứu và viết nên quyển từ điển trứ danh Oxford English Dictionary đã đặt câu hỏi về vấn đề này trong xuất bản của họ năm 2012 rằng, liệu có đúng Charles Grey là người đứng sau sự ra đời của trà Earl Grey.
Những năm 1830, các công ty trà bắt đầu bỏ thêm dầu bergamot vào những lá trà để tăng thêm vị. Trong khi đó thứ thức uống có mùi cam quít đã được chính Earl Grey làm mẫu và tán dương. Những ly trà đen Trung Quốc từ đó đã thay đổi và được mang tên ông đồng thời trở thành sự pha trộn được nhiều người yêu thích. Hai nhãn trà nổi tiếng là Twinings Earl Grey hay Jacksons of Picadilly với sản phẩm Ceylon Earl Grey.
Trà bạc hà, Morocco

Trà bạc hà đặc trưng của đất nước Tây Bắc Phi Morocco. Ảnh: everyfoodweeat
Biểu tượng cho lòng hiếu khách của người Morocco đôi khi đơn giản và mộc mạc như chính ly trà mà họ mang lại. Một ấm trà xanh được pha bằng nước nóng và nhúm lá bạc hà tươi, thêm chút đường là bạn đã có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị thơm mát. Để phân biệt với trà thường người ta gọi trà bạc hà với cái tên atai, đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Maghrebi (Bắc Phi) và được xem như một loại hình nghệ thuật.
Trong những buổi lễ truyền thống, trà được rót ra khỏi ấm từ trên cao cách miệng ly hơn một gang tay để tạo bọt. Tại Morocco, trà bạc hà thường được người đứng đầu gia đình mang ra mời khách và sẽ là bất lịch sự nếu bạn từ chối lời đề nghị này. Các loại trà nổi tiếng như Teavana Moroccan Mint Tea hay Mighty Leaf Marrakesh Mint.
Assam, Ấn Độ 
Darjeeling (thuộc bang West Bengal) có thể nổi tiếng nhất tại Ấn Độ vì sự phong phú về trà, nhưng bang Assam cách xa đó hàng trăm dặm về phía đông mới là vùng trồng trà lớn bậc nhất trên thế giới. Không giống như Darjeeling trà được trồng trên cao nguyên, những cánh đồng trà tại Assam được trồng trên vùng đất ngang với mặt nước biển, góp phần mang đến nét đặc trưng riêng cho trà nơi đây với vị đậm đà và màu nước xanh.
Thay vì lấy thời gian theo chuẩn chung của Ấn Độ (India Standard Time - IST), vùng Assam lấy mốc thời gian gọi là “tea garden time” hay Bagantime đi trước một tiếng đồng hồ bởi mặt trời thường lên sớm hơn so các vùng khác ở Ấn. Bạn có thể thử các sản phẩm của Assam Tea Company.

Những cô gái Ấn tại Assam đang hái trà trên cánh đồng chỉ cao hơn hoặc ngang bằng mực nước biển. Ảnh: punjana
Rooibos, Nam Phi
Thường được gọi là “bush tea – trà bụi” hay “red tea – trà đỏ” bởi màu sắc đặt trưng. Loại trà này đã bắt đầu được trồng từ hàng trăm năm trước bởi những người Nam Phi bản địa tại vùng Cederberg. Khi người Hà Lan đến đây, họ đã chuyển sang sử dụng trà rooibos bởi có giá rẻ hơn loại trà đen nhập từ Anh Quốc.
Rooibos đã nổi lên trong những năm gần đây (trở thành loại trà tiểu thuyết – nói theo cách chơi chữ) sau khi xuất hiện trong loạt truyện bán chạy nhất của tác giả Alexander McCall mang tên No.1 Ladies’ Detective Agency. Trà bụi cũng trở nên phổ biến trong việc điều tiết sức khỏe nhờ vào hàm lượng chống oxy hóa cao, ít chất caffeine và có khả năng tăng sức đề kháng.
Có rất nhiều loại hương trộn vào trà rooibos nhưng Numi Tea và The Republic of Tea được nhiều người ưa chuộng.
Oolong, Trung Quốc 
Có rất nhiều học thuyết về sự xuất hiện của trà oolong nhưng loại trà này luôn được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cũng giống như trà xanh hay trà đen, oolong hay wolong (trong tiếng Trung có nghĩa là “rồng đen”), có nguồn gốc từ Camellia sinensis (loại cây mà lá và búp được sử dụng để làm trà). Sau khi những chiếc lá được hái, chúng được phơi hoặc xao lên cho héo lại, quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi uốn và xoắn. Mức độ lên men cũng tùy vào sự đa dạng và phong cách trong sản xuất.
Bạn đã từng thử loại trà oolong hảo hạng?Một kg Da Hong Pao Oolong có giá lên đến 30.000 USD. Teavana’s Monkey Picked Oolong cũng là một loại trà oolong thú vị. Theo truyền thuyết cái tên này bắt nguồn sau khi một nhà sư đã dạy những con khỉ chọn hái búp trà tươi và non trên đỉnh các cây trà dại.
Sweet Tea, Mỹ 
Sweet tea – trà ngọt đã rất được ưa chuộng tại Nam Mỹ nhưng những ai thích thú hương vị trà có lượng đường cao sẽ cảm thấy thích thú khi biết rằng Summerville bang South Carolina vừa được công nhận là nơi khai sinh ra Sweet Tea.
Khám phá con đường trà Sumerville – Sweet Tea Trail, bạn sẽ có thêm nhiều cảm nhận gần gũi đặc biệt là tại vùng trồn trà Charleston Tea Plantation duy nhất tại nước Mỹ (gần đảo Wadmalaw). Thương hiệu Luzianne được coi như có các sản phẩm đặc trưng cho loại trà ngọt truyền thống.
Trà bơ, Tây Tạng 
Bỏ một miếng bơ làm từ sữa trâu yak trong ly trà của bạn là cách người Tây Tạng và các cộng đồng cư dân trên dãy Himalaya uống trà. Các nông dân làm việc trên độ cao và bộ lạc du mục thường uống hỗn hợp gọi là "po cha" gồm trà đen, muối và bơ trâu yak nhằm có thêm calo cũng như chống nứt môi.
Tại Bhutan, những người địa phương uống trà bơ với zow, loại bánh gạo đỏ nướng với đường. Bạn nhất định không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức loại trà độc đáo này khi có dịp.

Các vị sư ở Tây Tạng uống trà bơ trong một buổi lễ. Ảnh: blogspot
Còn rất nhiều loại trà phong phú và độc đáo trên thế giới như trà bọt Đài Loan, trà Thái, masala chai … Hãy cùng chia sẻ những loại trà mà bạn biết và đâu là nơi tuyệt nhất để thử chúng.

10 thành phố hút khách nhất thế giới năm 2015




Trong danh sách 10 thành phố có lượng du khách quốc tế nhiều nhất thế giới có 5 đại diện của châu Á.

1. London, Anh: 18,82 triệu du khách quốc tế.
2. Bangkok, Thái Lan: 18,24 triệu du khách quốc tế.
2. Bangkok, Thái Lan: 18,24 triệu du khách quốc tế.
3. Paris, France: 16.06 triệu du khách quốc tế.
3. Paris, Pháp: 16,06 triệu.
4. Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: 14,26 triệu du khách quốc tế.
4. Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: 14,26 triệu du khách quốc tế..

6. New York, Mỹ: 12,27 triệu du khách quốc tế.
6. New York, Mỹ: 12,27 triệu.
5. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: 12,56 triệu du khách quốc tế.
5. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: 12,56 triệu.
7. Singapore: 11,88 triệu du khách quốc tế.
7. Singapore: 11,88 triệu.
8. Kuala Lumpur, Malaysia: 11,12 triệu du khách quốc tế.
8. Kuala Lumpur, Malaysia: 11,12 triệu.
9. Seoul, Hàn Quốc: 10,35 triệu du khách quốc tế.
9. Seoul, Hàn Quốc: 10,35 triệu.
10. Hong Kong: 8,66 triệu du khách quốc tế
10. Hong Kong: 8,66 triệu.
Ảnh: Business Insid

Bà Nà Hills: Điểm đến lý tưởng cho mọi du khách


Cảnh đẹp, khu vui chơi hiện đại, kiến trúc đậm chất Pháp, thức ăn ngon... là những điểm cộng khiến du khách nhớ mãi khi đến với Bà Nà Hills.


Bà Nà Hills không chỉ là điểm đến tuyệt vời cho những ai mong muốn tìm một nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, mà còn là điểm dừng chân cho những người có tâm hồn nghệ sĩ muốn thả hồn phiêu du cùng gió mây.

Dường như Bà Nà Hills có thể chiều lòng tất cả mọi người. Nếu đến Bà Nà cùng gia đình có con nhỏ, bạn nên đến thăm Fantasy Park náo nhiệt với những trò chơi hấp dẫn, đầy mạo hiểm. Còn nếu là một người mến mộ đạo Phật, danh sách điểm đến đầu tiên trong kỳ nghỉ không thể bỏ qua các ngôi chùa trang nghiêm, lễ chùa Linh Ứng tại đây.

Đỉnh Bà Nà, lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng, từng được biết đến như một “Kinh đô nghỉ dưỡng của xứ Trung Kỳ” vào những năm đầu thế kỷ XX. Nơi đây hội tụ những ưu đãi của thiên nhiên với môi trường trong lành, khí hậu bốn mùa tươi mát, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thiên nhiên nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, hùng vỹ của núi rừng. Hơn thế, Bà Nà còn được người Pháp quy hoạch rất hoàn hảo với các tiện ích phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân Pháp thời bấy giờ.




Sau thời gian chiến tranh tàn phá, dưới bàn tay tài hoa của những người thợ, Bà Nà đã được hồi sinh xuân sắc. Đặc biệt là khi khu làng Pháp được xây dựng dựa trên ý tưởng về món quà mà vua Gia Long dự định tặng cho Pigneau de Behaine, nhà truyền giáo có công phò tá ông gây dựng vương triều Nguyễn. Ngôi làng được xây dựng hoàn toàn dựa theo cuốn phác thảo các bản vẽ và ghi chú về những chuyến đi của Behaine trong hành trình ông khám phá xuyên nước Pháp.

Đâu đó trong bóng dáng, đường nét, kiến trúc, con đường nhỏ, góc phố xinh, quán café, hầm rượu,… của ngôi làng khiến người vãn cảnh như được gặp các bậc cổ họa. Ngọn tháp này như trong tranh của Nicolas Poussin, góc quán kia có sự tinh tế của Paul Cezanne, góc phố nọ có sự táo bạo của Van Gogh, sự kỳ ảo của Antoine-Jean Gros…




Dường như ngôi làng Pháp đã chịu ảnh hưởng khá lớn từ kiến trúc đô thị Pháp thời Trung cổ qua lăng kính của các danh họa. Với kiến trúc Gotique đặc trưng, ngôi làng như một bức tranh thu nhỏ của nước Pháp ngay tại Việt Nam, giữa ngút ngàn mây núi.

Du khách thường bị níu chân ngay điểm dừng đầu tiên, công trình mang đậm dấu ấn miền Tây Bắc nước Pháp nơi có thứ nước uống thần thánh - món bia ủ trứ danh của Brittany cùng lâu đài Josseline nguy nga, lộng lẫy. Ngồi trong sảnh lâu đài, nơi được thiết kế thành một nhà hàng thuần Pháp, nhâm nhi ly bia mát lịm, nhâm nhi cùng bánh Crepe và Kig ha farz giữa trời nắng vàng rực rỡ mang lại cảm giác sảng khoái vô cùng.

Nhà hàng được thiết kế khá độc đáo, chăm chút, chỉn chu tới từng chi tiết nhỏ với những dãy bàn gỗ lên nước nâu bóng, những chiếc đèn chùm đồng sậm màu thời gian, điểm xuyết những bức tranh kể lại câu chuyện dân gian vùng Brittany về quỷ Ankou rất sinh động.




Và bên ngoài cửa sổ, đài phun đá hoa cương tung lên những chùm tia nước trong veo, mát lành như muốn đánh tan cái nóng nực giữa buổi trưa hè. Kế bên là công trình hoành tráng mang dáng dấp thánh đường St.Denis của thị trấn Saint Denis (xưa nằm ở ngoại ô Paris, nay đã được hòa nhập vào thành phố Paris tráng lệ).

Công trình tại làng Pháp còn lưu giữ được những đường nét, hình khối, trang trí đặc trưng phong cách Gotique cổ từ thế kỷ thứ 2 của nền văn hóa Gallo-Roman đã mai một nhiều ở Paris hiện đại.




Sau một ngày dài chiếu sáng, mặt trời nhẹ nhàng khuất sau làn mây bồng bềnh để nhường chỗ cho mặt trăng thả những sợi vàng óng lên những tòa tháp cổ, nhuộm vàng những ngọn cây và lan tràn trên các con đường lát đá.

Trong ánh sáng kỳ ảo của đêm rằm Bà Nà, món gan ngỗng Foia gras và nấm truffle hảo hạng vùng Sarlat-la-Caneda hay pizza Pissaladier cá trồng và oliu của thị trấn miền duyên hải Eze làm say lòng thực khách.
Theo: news.zing.vn

Vẻ đẹp đầm phá quyến rũ xứ Huế





Bên cạnh vẻ thâm trầm cổ kính của những thành quách cung điện xưa còn có một góc Huế khác, quyến rũ du khách bởi cuộc sống mộc mạc, cảnh vật hoang sơ đầy hấp dẫn.
Tháng 6, khi cái nắng mùa hè oi ả, những bãi biển trong xanh, mát rượi cùng một không gian mới mẻ, yên bình luôn là điểm đến ưa thích của nhiều du khách. Những nơi hút khách như Nha Trang, Mũi Né, Đà Nẵng, Vũng Tàu… dường như đã quá quen thuộc. Không gian đông người đã không còn mang lại cảm giác thoải mái cho những du khách ưa khung cảnh tĩnh lặng và mê khám phá.




Hãy thử một hành trình đến Huế, tận hưởng nét đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế theo một dải đầm phá dọc bờ biển. Dọc theo Quốc lộ 49 chính là cung đường lý tưởng khi đến miền Trung, khám phá kỳ nghỉ hè của riêng mình.

Quốc lộ 49 bắt đầu từ trung tâm thành phố Huế. Tuy nhiên, mọi người thường biết đến khi nó cắt ngang với đường Nguyễn Sinh Cung tạo thành ngã ba, nơi con đường bắt đầu hành trình xen giữa biển và những đầm phá nối tiếp nhau như đang đi trên con đường chen giữa hai bờ nước.

Quốc lộ 49 bắt đầu từ cửa Thuận An, nơi đoạn thắt của phá Tam Giang với bãi biển Thuận An rồi chạy xuyên qua hầu như tất cả các đầm phá ở Huế: đầm Thanh Lam, đầm Sam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai và một phía bên kia là biển.




Cung đường kết thúc khi bắt vào với Quốc Lộ 1A ở ngay phía Bắc dưới chân đèo Phước Tượng. Ai từng dọc theo cung đường này sẽ không khỏi mê mải bởi trời nước, biển xanh và những “cánh thuyền cong” lướt trên mặt sóng vùng đầm phá. Đẹp dịu dàng như những vần thơ về Huế. Điều đặc biệt bắt đầu cung đường này là một bãi biển và kết thúc cũng là một bãi biển.

Nếu biển Thuận An từ lâu nổi tiếng vẻ đẹp của vùng biển xen lẫn đầm phá thì bãi biển Hải Bình (thuộc xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc) lại nằm giữa trung tâm bãi Tư Hiền và bãi biển Cảnh Dương.

Ở biển Hải Bình du khách có thể dạo chơi, thăm thú, khám phá những điều mới mẻ của cuộc sống người dân nơi đây, trải nghiệm những món ăn từ hải sản ngon, giá rẻ trong một không gian thân thiện với thiên nhiên.




Biển Hải Bình có bãi tắm dài khoảng 3 km, hoàn toàn mới chỉ được hình thành chưa đầy 10 năm trở lại đây do sự xâm thực của nước biển. Những vùng đất chia cắt giữa biển và đầm Cầu Hai bị nước biển tràn qua, xâm thực tạo nên một dòng mới mang nước mặn vào đầm. Chính ở nơi ấy đã hình thành nên một bãi cát thoai thoải, nước trong mát, sóng xô dịu nhẹ, là nơi thích hợp cho tắm biển, cắm trại và những bữa tiệc với không gian lãng mạn trên bờ cát.

Nếu bạn là người mê câu cá, bủa lưới, bắt ốc… thì có thể lựa chọn một tay lưới, cần câu và một chỗ ngồi lý tưởng để “sắm vai” một ngư phủ mà thong dong thả câu. Cá đối, loại hải sản nổi tiếng ở vùng đầm phá thường vào sát bờ biển vào những lúc đầu nước lên và đầu nước xuống ở rìa nước cạn chừng 20-25cm nên rất dễ vây bắt và món cháo cá đối cũng là một món ăn đặc sản của vùng cửa biển mới mẻ này.
Theo Vũ Thanh / Báo An Ninh Thủ Đô 

9 món ngon có tên lạ tai nhất thế giới

Nhiều món ăn chưa cần thưởng thức đã gây ấn tượng mạnh vì những tên gọi như: giám mục hôi hám, em bé Hà Lan hay Phật vượt rào.



1. Phật vượt rào

Đây là một món ngon của Trung Quốc, còn được gọi bằng tên khác đơn giản hơn là súp vi cá. Tên gọi kỳ lạ trên được nhiều người lý giải rằng món ăn này ngon đến mức có thể cám dỗ cả những nhà sư, khiến họ phải phá luật để được thưởng thức.



2. Giám mục hôi hám

Đọc tên gọi đã đủ biết món pho mát này có mùi không dễ chịu cho lắm. Loại pho mát có tên như vậy cũng do người đầu tiên làm ra là mục sư, một người cực kỳ khó tính. Pho mát này được ngâm qua một loại rượu lê cũng có mùi rất đặc biệt.



3. Code di Topo - "Đuôi chuột"

Người Italy đặt tên cho món mỳ ống của họ là "đuôi chuột" đơn giản chỉ vì hình dạng của nó rất giống đuôi của những chú chuột.



4. Phập phồng và tanh tách

Vào thế kỷ 18, món "phập phồng và tanh tách" (bubble and squeak) được làm từ thịt rán và cải bắp. Hiện nay món bánh đã thay đổi và làm từ khoai tây chiên cùng một số loại rau khác. Tuy nhiên món ăn có tên như vậy vì thịt và cải bắp được chiên cùng nhau sẽ tạo nên các âm thanh rất vui tai.


5. Chow "cún con"

Chú cún cưng của bạn có thể sẽ thích ăn món này nhưng thực chất nó là một món tráng miệng dành cho con người. Chow "cún con" làm từ ngũ cốc trộn với bơ lạc, chocolate và bột đường.



6. Em bé Hà Lan

Chiếc bánh vô cùng thơm ngon này thường ăn vào bữa sáng. Tuy tên là "Em bé Hà Lan" nhưng không do người Hà Lan làm ra mà được sáng tạo từ một quán cà phê ở Seattle, Washington, Mỹ vào những năm 1990.



7. Quỷ dữ trên lưng ngựa

Không có con quỷ nào mà chỉ là những quả mận chín được bọc bằng thịt lợn muối xông khói. Có một ý kiến cho rằng tên món ăn này có từ năm 1066 khi người Norman xâm chiếm vùng Cornwall nước Anh. Quân Norman đã mặc áo giáo và che chắn bằng thịt xông muối để hù dọa dân làng và sau đó ăn mừng bằng chính số thịt đó.



8. Thầy tế ngất xỉu

Món ăn này có tên gốc là Imam Bayildi, một trong số những món được ưa thích nhất của người Thổ Nhĩ Kỳ. "Thầy tế ngất xỉu" là cà tím nhồi hành, tỏi, cà chua nấu cùng với dầu ô liu. Có rất nhiều câu chuyện để lý giải tên của món ăn nhưng phổ biến nhất vẫn là một mục sư đã ngất đi vì quá hài lòng với hương vị của nó.



9. Bánh quy ngón tay

Hình dáng của món bánh quy Pháp này giống như những ngón tay. Bánh lần đầu tiên được làm ra vào cuối thế kỷ 15 tại cung điện của Công tước Savoy, nơi chế biến nên những chiếc bánh dành riêng cho vua Pháp.
Hương Chi

Nguồn theo: Dailymeal

Đến Yên Bái thưởng thức đặc sản trong tháng 10

Tại Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Mường Lò 2014 đang diễn ra tại Yên Bái, du khách có cơ hội nếm thử những đặc sản như xôi ngũ sắc, pa pỉnh tộp, pa giảng hay cơm lam.


Chương trình mang chủ đề "Mường Lò – Hương sắc mùa thu" đang thu hút đông đảo du khách tham gia. Tuần văn hóa này có các hoạt động hướng đến mục đích bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phục vụ phát triển du lịch gắn với thực hiện đề án: “Xây dựng thị xã văn hoá - du lịch Nghĩa Lộ, giai đoạn 2013 – 2020”.

Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Mường Lò 2014 còn là cơ hội để thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch.

Lễ khai mạc sự kiện diễn ra với phần biểu diễn trang phục truyền thống của 7 dân tộc tiêu biểu cùng chung sống trên mảnh đất Mường Lò - Nghĩa Lộ. Điểm nhấn của buổi lễ là màn múa Xòe Thái cổ với 1.025 diễn viên, nghệ nhân và đồng bào Thái.

Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Mường Lò 2014 sẽ diễn ra đến hết ngày 20/10. Trong khuôn khổ hoạt động này còn có Hội chợ thương mại - ẩm thực, nơi du khách được giới thiệu và thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Thái, Mường, Tày như bánh chưng đen, thịt sấy, thịt hun khói và nếp Tú Lệ. Các món ăn chế biến từ đặc sản Mường Lò cũng xuất hiện với xôi ngũ sắc, pa pỉnh tộp, pa giảng, phắc ban pá, nộm mắc khom pỏm, mắc cái hải, cơm lam.

Yên Bình

Nguồn theo: Vnexpress

Những đường mòn đi bộ đẹp như tranh vẽ

Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của bốn mùa đã góp phần tạo nên những con đường mòn đi bộ như bước ra từ cổ tích.


Con đường đi qua rừng Hallerbos ở Bỉ, bao quanh là một thảm hoa chuông xanh tuyệt đẹp.

"Đường hầm" hoa đỗ quyên trong công viên Reenagross, Ireland.

Mùa thu vàng trên con đường đi bộ trong khu rừng thuộc dãy núi Karpat, chạy qua Trung và Đông Âu.

Những bậc thêm rêu phong trên con đường mòn ở thung lũng Padley Gorge, thuộc vườn quốc gia Peak District, Anh.

Không gian tràn ngập sắc xuân trong công viên Spencer Smith, Burlington, Ontario, Canada.

Bước chân trên con đường mòn ở núi Dog, Washington, Mỹ, du khách không khỏi bao lòng trước màu vàng quyến rũ của thảm hoa vàng hai bên.

Lối mòn lên núi Taiping, Đài Loan.

Vẻ đẹp huyền ảo trên con đường mòn đi bộ trong rừng Bavaria, Đức

Bình minh trên con đường phủ đầy tuyết trắng ở công viên quốc gia Campigna, Italy.

Đường mòn dẫn lên cối xay gió Halnaker nổi tiếng ở Sussex, Anh.

Con đường mùa xuân ở Hà Lan.

Bài đăng phổ biến

 
Copyright © 2013 Du lịch Khám phá
Share on Dịch thuật 24h. Powered byDịch thuật 24h