BREAKING NEWS

Phượt

News

ẨM THỰC

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Về Cẩm Nam ăn bánh tráng đập

(DTO) - Ai đã từng ghé làng Cẩm Nam ăn bánh tráng đập ở những quán tranh ven sông Hoài (Hội An) đều giữ nguyên cảm giác “nhắc tới thấy thèm” để rồi “mỗi khi có dịp ghé lại Hội An, cứ phải qua cầu về Cẩm Nam ăn đĩa bánh tráng đập mới thấy trọn vẹn”.

< Bánh tráng đập Cẩm Nam.

Cách trung tâm thành phố Hội An chỉ quá 2 cây số, qua cây cầu nối liền đường Hoàng Diệu (Hội An, Quảng Nam) là đến làng bánh tráng đập xôm tụ cả một vùng. Khách ghé quán gọi món chưa đầy 10 phút đã có một đĩa bánh.


Hai lớp bánh tráng nướng mỏng, giòn tan kẹp lấy một lớp bánh ướt cùng hình tròn chu vi chừng 10cm. Khoan vội dùng bánh ngay, mà phải dùng lực nắm tay đập bánh cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dính quện vào lớp bánh ướt. Vì chi tiết này mà bánh tráng làng Cẩm Nam (Hội An) có tên là bánh tráng đập.
Dulichgo
Một kẹp bánh đạt phải đảm bảo bánh tráng nướng xong được bảo quản kỹ trong bì bóng để giữ nguyên độ giòn và bánh ướt vừa mới ra lò còn nóng hổi. Bí quyết pha chế nước chấm cũng là một trong những cách giữ khách của quán. Công thức pha chế nước chấm bánh tráng đập rất dễ nhớ. Nước mắm cái, loại mắm chế biến từ cá cơm ướp muối, thêm vài thìa đường, thơm (dứa) băm nhuyễn, dầu và hành phi vừa tới.

Khách ăn cay, có thể nêm một nhỉnh tương ớt, cũng pha chế thủ công nhưng rất ngon theo bí quyết gia truyền của những hiệu tương ớt có tiếng ở Hội An. Công thức pha chế như nhau những mỗi người mỗi cách nêm gia vị mắm mới pha chế dậy mùi rất quyến rũ. Vì lẽ đó “nhắc tới thấy thèm”.

Ghé làng Cẩm Nam ăn bánh tráng đập không chỉ để thưởng thức chút hương vị nhà quê bình dân mà ngon lành. Khách ghé quán sẽ thích thú khi ngồi giữa thiên nhiên đặc trưng của một làng ven sông. Hương vị bánh tráng đập Cẩm Nam quyện lẫn trong đó mùi của bờ bãi, đồng quê.

Khúc sông quê bên lở bên bồi ôm lấy làng bày ra trước tầm mắt khách ngồi trong quán bình yên và nên thơ. Một đĩa bánh ăn loáng là xong nhưng mấy khách ăn xong vội về. Ai dường như cũng muốn nán lại, nhẩn nha từng miếng bánh tráng, cười giòn tan theo câu chuyện của bạn bè xôm tụ hay nhìn theo khói bay lên từ cửa bếp, nơi những lò tráng bánh đỏ lửa suốt bảng lảng cả mặt sông.
Dulichgo
Những đĩa bánh tráng đập giá chỉ mấy nghìn đồng, quán xá bình dân vậy mà cả một dãy quán kéo dài làng bánh tráng đập chẳng lúc nào thưa xe lớn, xe nhỏ. Nhiều người đã tâm sự cùng người viết bài này: “Ăn bánh tráng đập không chỉ thèm cái giòn tan lẫn vào vị nước chấm mà ghé Cẩm Nam ăn bánh trạng đập cũng để tìm về chút kỷ niệm. Ngày xưa, tuổi thơ ai chẳng có một làng quê”.

Bây giờ làng Cẩm Nam đã có hàng chục quán hơn chuyên bán bánh tráng đập nhưng người ăn bánh tráng đập thâm niên vẫn thủy chung tìm về cái quán nhỏ, có vẻ tuềnh toàng, quê mùa hơn những quán mới xây của bà già - người chủ quán hơn mươi năm trước nay đã không còn.

Cái quán đầu tiên, cũ kỹ nhất làng, chẳng mấy ai hỏi tên bà, chỉ nhớ nụ cười của bà chủ quán phúc hậu. Cháu con thừa hưởng nghề gia truyền đặt tên quán thành quán “Bà Già” theo cách gọi của khách. Bây giờ cả nhà vẫn bám nghề mưu sinh, không giàu nhưng chẳng nghèo, đủ sống qua ngày là vui như cái yên bình mong mỏi của người làng quê.

Có những khách ở huyện kế cận Hội An hay ở Đà Nẵng, cách hàng mấy chục cây số mà vẫn thường hẹn nhau về Hội An, qua Cẩm Nam ăn bánh tráng đập để cả làng Cẩm Nam nổi tiếng với món bánh tráng đập trở thành một điểm đến hấp dẫn ở ngoại thành phố cổ du lịch Hội An.

Theo Khánh Hiền (Dân Trí)

Những TP phủ sóng Wi-Fi miễn phí tại VN

Hiện nay, các điểm được trang bị Wi-Fi công cộng miễn phí đều thuộc thành phố lớn, mới nhất là đường Nguyễn Huệ ở TP HCM.

Năm 2012, Hội An (Quảng Nam) trở thành thành phố đầu tiên ở Việt Nam triển khai hệ thống Wi-Fi miễn phí cho người dân và khách du lịch với 350 điểm phát sóng, tốc độ 256 Mb/giây.

Trong khi đó, từ năm 2013, thành phố Đà Nẵng cũng lắp đặt 320 trạm thu phát sóng tại các khu vực công cộng, tuyến đường du lịch, trung tâm hành chính, khu đông dân cư giúp người dân kết nối thông tin, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Tiếp đó, Huế, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Lạt, Cần Thơ, Bắc Ninh, TP HCM cũng đã lần lượt cung cấp hệ thống Wi-Fi công cộng miễn phí. Ngoài ra, nhiều thành phố và địa điểm du lịch khác trên toàn quốc cũng đã có đề xuất và lộ trình lắp đặt Wi-Fi miễn phí.

Tuy vậy, bên cạnh những hiệu quả, lợi ích thiết thực mang lại cho du khách, người dân và doanh nghiệp, các hệ thống Wi-Fi vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề do hoạt động chưa thực sự ổn định. Như tại Hội An, từ tháng 3/2014, vì chất lượng không đảm bảo nên thành phố đã phải di dời, tập trung các điểm lắp đặt vào khu vực phố cổ và những điểm du lịch cần thiết. Nhiều du khách phản ánh rằng chất lượng của hệ thống kết nối Internet không dây vẫn chưa tốt, sóng yếu khiến việc truy cập Wi-Fi không thuận lợi.
Dulichgo
Tại nhiều điểm du lịch khác, cũng không ít người dùng phản ánh, có những lúc, Wi-Fi báo kết nối được, sóng đầy nhưng hầu như không thể mở được trang web nào, tức "có cũng như không". Tuy nhiên, cũng có một số khu vực, người sử dụng lại tỏ ra hài lòng, như Wi-Fi tại đường Nguyễn Huệ (TP HCM) được đánh giá là đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và khách du lịch. Bắt đầu được triển khai từ giữa tháng 5/2015, chất lượng kết nối Internet không dây ở đây luôn được duy trì ổn định.

Với cổng dung lượng đầu ra tốc độ lên tới 1 GB/giây, các thiết bị phát sóng Wi-Fi đang hoạt động 24/24h, nhiều người tham gia đi bộ trên phố Nguyễn Huệ cho biết họ không gặp khó khăn nào trong việc truy cập mạng.

"Wi-Fi ở khu vực này tốt, vạch sóng căng. Ngày 19/5, đường Nguyễn Huệ rất đông nhưng tôi vẫn có thể vừa đi dạo, đăng hình ảnh và chia sẻ video lễ hội đường phố với bạn bè lên Facebook khá mượt", chị Thu Hằng, một người dân ở quận 1 (TP HCM), cho biết.
Dulichgo
Dù còn nhiều ý kiến trái chiều, việc lắp đặt các hệ thống Wi-Fi miễn phí hứa hẹn hỗ trợ người dân dễ dàng hơn trong việc truy cập thông tin trên Internet, thúc đẩy lượng khách du lịch, giúp họ tìm hiểu về văn hóa, con người Việt Nam. Tuy nhiên, người dân khi sử dụng Wi-Fi nơi công cộng cũng cần thận trọng, tránh tạo cơ hội cho trộm cắp giật điện thoại, móc túi, đồng thời cũng cần tìm hiểu những biện pháp kết nối Wi-Fi miễn phí một cách an toàn, tránh để lộ thông tin cá nhân…

Theo Vnexpress

8 tuyệt chiêu du lịch tiết kiệm không bao giờ ‘lỗi thời’

1. Du lịch mùa thấp điểm
Một trong những nguyên tắc đầu tiên để tiết giảm chi phí du lịch là tránh xuất phát vào những thời điểm đám đông có xu hướng đổ xô đến các điểm du lịch.
Thông thường, trong mùa du lịch thấp điểm, du khách có thể hưởng được nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá mà chất lượng vẫn đảm bảo từ các nhà cung ứng dịch vụ.

Du lịch vào mùa thấp điểm giúp bạn tránh xa được những đám đông du khách và tận hưởng trọn vẹn các dịch vụ du lịch. Ảnh: gosunrisetravel.com
2. Săn vé máy bay giá rẻ
Bạn nên lên kế hoạch cho chuyến đi của mình trước sáu tháng hoặc một năm để có thời gian săn lùng các chương trình khuyến mãi của của hãng bay. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn ngày bay vào các ngày trong tuần hơn là vào dịp cuối tuần và nên chọn những chuyến bay quá cảnh, vì chắc chắn sẽ tiết kiệm tiền vé hơn nhiều hơn so với các tuyến bay thẳng.
3. Đưa ra định mức chi tiêu trong ngày
Những thứ hay ho thú vị là điều bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều tại những nơi du lịch, nếu không tự đặt ra định mức chi tiêu, bạn sẽ khó lòng kìm lại được thú vui mua sắm của mình. Việc đặt ra các quy tắc chi tiêu, sẽ giúp bạn biết cách chi tiêu hợp lý hơn và tránh mua phải những món đồ không cần thiết.
4. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
Hãy tiết kiệm tiền của bạn cũng như góp phần vào việc bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tại nơi bạn du lịch hoặc tốt hơn hết là đi bộ (nếu có thể). Điều này sẽ giúp bạn có một chuyến đi lành mạnh cả về thể chất cũng như về tài chính.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh vào cuộc sống của người dân địa phương. Ảnh: centives.net
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh vào cuộc sống của người dân địa phương. Ảnh: centives.net
6. Hãy chọn những chuyến xe đêm
Làm theo cách này bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều ngân sách cho chuyến đi của mình, bởi vì ở trên xe ban đêm, bạn sẽ không tốn tiền thuê khách sạn và ít người chọn cách đi này nên giá xe thường rẻ hơn.
5. Bỏ qua các khách sạn đắt tiền
Thay vì ở trong các khách sạn đắt đỏ, bạn hãy chọn những nhà trọ, nhà nghỉ bình dân hay ở chung với người dân địa phương. Cách này vừa giúp bạn tiết kiệm tiền vừa giúp đỡ trực tiếp người dân địa phương. Nếu đi một nhóm thì tốt nhất bạn nên thuê một căn hộ để có thể nấu nướng được.
Các phòng nghỉ tập thể là điểm nghỉ ngơi quen thuộc của khách du lịch bụi tiết kiệm. Ảnh: en.wikipedia.org
Các phòng nghỉ tập thể là điểm nghỉ ngơi quen thuộc của khách du lịch bụi tiết kiệm. Ảnh: en.wikipedia.org
6. Tận dụng mọi “nguồn lực” sẵn có
Nếu bạn có người thân hay bạn bè đang sinh sống tại những địa điểm du lịch thì nên tận dụng “nguồn viện trợ không hoàn lại” này. Bởi nhờ sự giúp đỡ của người thân sẽ có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí dùng cho việc thuê xe cộ, xăng dầu, tàu xe, phòng nghỉ hoặc thậm chí là những món quà đặc sản địa phương mà bạn lui tới.
Những người bạn sinh sống tại các địa điểm du lịch sẽ là một hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời cho bạn. Ảnh: fastandthecurious.com
Những người bạn sinh sống tại các địa điểm du lịch sẽ là một hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời cho bạn. Ảnh: fastandthecurious.com
7. Hãy thưởng thức thức ăn địa phương
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa nơi mà bạn có thể ăn gần như mọi thứ bạn muốn tại cùng một nước. Tuy nhiên, bạn đừng nên bỏ qua các thực phẩm địa phương tại nơi bạn đến. Bởi những món ăn này luôn ngon và có giá rẻ hơn bất cứ nơi nào.
Một quán ăn vỉa hè khu Shinjuku, Tokyo. Ảnh: panoramio.com
Một quán ăn vỉa hè khu Shinjuku, Tokyo. Ảnh: panoramio.com
8. Đừng ngại mặc cả
Rất có thể bạn sẽ nhận được những khoản giảm giá đáng kể nếu khéo léo thương lượng với ông chủ trong các cửa hàng hay nhà xe. Đôi khi trong các chuỗi của khách sạn nhỏ cũng sẵn sàng cung cấp cho bạn những dịch vụ khuyến mãi kèm theo.
Theo Traveltimes.vn 

Nên mặc gì khi đi du lịch nước ngoài

Du khách đến Ai Cập nên tránh mặc đồ bó sát, cổ trễ hoặc vải xuyên thấu, còn đến London nhất thiết phải có ô và ủng cao su.


Amsterdam, Hà Lan: Legging là phụ kiện không thể thiếu của phụ nữ Hà Lan. Tất dày, dài tới mắt cá chân được mặc cùng váy, chân váy, thậm chí cả quần soóc. Bạn có thể chọn giày thể thao sáng màu. Vào mùa đông, bốt đế bệt là lựa chọn sáng suốt nhất. Vào buổi tối, bạn nên mặc áo khoác nhẹ hoặc blazer cùng quần jeans. Đặc biệt nên có một lớp mặc ngoài chống nước phòng trường hợp thời tiết thay đổi bất thường.


Beirut, Lebanon: Phụ nữ ở Lebanon thường mặc váy hoặc áo dài kiểu truyền thống cùng những phụ kiện sáng màu. Khăn quàng cỡ lớn, vòng tay, ví cầm tay lấp lánh, túi nhỏ sặc sỡ là những món đồ yêu thích của chị em. Khi có những sự kiện quan trọng, họ thường mặc những chiếc váy dạ hội cầu kỳ đi dự tiệc. Trong khi đó, đàn ông thích mặc những bộ vest 2 khuy màu xanh thẫm hoặc đen khi đi làm. Phụ kiện yêu thích là thắt lưng và giày lười. Lebanon là nước Hồi giáo, vì thế chị em phụ nữ cần trùm khăn trên đầu và ăn mặc giản dị khi đến những địa điểm tôn giáo.


Berlin, Đức: Berlin khá thoải mái trong ăn mặc. Vào mùa hè, hầu hết mọi người đều mặc quần soóc và đi dép xỏ ngón. Văn hóa công sở của họ cũng không cầu kỳ, bởi vậy rất ít khi bạn nhìn thấy có người mặc vest. Phụ nữ thường mặc quần jeans, áo màu trắng, màu be hoặc cam. Khi trời lạnh một chút, họ mặc áo khoác nhẹ hoặc blazer bằng cotton bên ngoài. Đặc biệt, người Đức không mặc đồ kaki hay quần soóc ngắn kiểu Bermuda. Vào mùa đông, họ mặc áo giữ nhiệt, áo len thời trang, độ mũ, đeo găng tay và váy lót dày.


Brussels, Bỉ: Người Bỉ thường mặc quần jeans, áo ba lỗ bên trong áo sơ mi, đồ dệt kim nhẹ cho mùa hè, và áo dài tay chất liệu dày cùng áo khoác cardigan vào mùa đông. Thời tiết ở Brussels có thể thay đổi chóng mặt trong ngày, vì vậy mọi người thường mặc nhiều lớp để tiện cởi ra mặc vào. Do phần lớn các đường phố đều trải sỏi, người Bỉ chuộng giày bệt hơn giày cao gót.


Buenos Aires, Argentina: Quần jeans là trang phục được yêu thích khi mát trời. Vào ngày nóng, đàn ông thường mặc quần cotton màu be hoặc quần chino. Phụ nữ mặc váy, áo nhẹ, đi giày slingback, sandal hoặc giày vải. Quần tụt hoặc quần soóc không hề được ưa chuộng ở đây.


Cairo, Ai Cập: Ở Cairo, hầu hết mọi người đều rất bảo thủ trong phong cách ăn mặc. Đàn ông mặc quần âu, áo thun, hiếm khi thấy họ mặc quần soóc, áo ba lỗ hoặc đeo đồ trang sức. Vào mùa hè, phụ nữ mặc quần vải cotton, quần ống rộng chất liệu linen, váy dài quá gối, áo dài tay, còn mùa đông họ mặc quần jeans. Du khách đến đây nên tránh mặc đồ bó sát, cổ trễ hoặc vải xuyên thấu. Do Cairo rất nhiều cát nên mọi người thường đi giày dép thoải mái và hở ngón.


Copenhagen, Đan Mạch: Thời trang ở đây lịch sự nhưng đơn giản. Người dân thường đi bộ hoặc đi xe đạp, vì vậy họ thường chọn giày bệt, giày thể thao hoặc ủng thoải mái. Trang phục ưa chuộng là áo rộng, quần skinny. Vào mùa hè, phụ nữ thường mặc váy áo kiểu nữ tính, mang giày như của đàn ông, hoặc mặc quần họa tiết rộng, váy midi. Vào mùa đông ai cũng phải có ít nhất một áo khoác hoặc áo da.



Florence, Italy: Phong cách thời trang ở Florence thoải mái nhưng tinh tế. Họ không đi dép xỏ ngón, đội mũ rộng vành, mặc áo có logo, quần soóc hoặc váy ngắn. Một số khu vực tôn giáo và nhà thờ không cho phép mặc áo hở vai, vì vậy một chiếc khăn quàng để che chắn là rất cần thiết. Phụ nữ thường đi sandal kiểu gladiator, giày dạo phố, giày cao gót, trong khi đàn ông đi giày thể thao, giày thuyền hoặc giày da. Đàn ông hiếm khi đi sandal ở Florence, trừ khi đi biển.


Hong Kong: Một trong những phụ kiện được sử dụng nhiều nhất ở xứ cảng thơm là ô. Ai cũng cầm một chiếc ô vào mùa thu hoặc đông, đề phòng những cơn mưa bất chợt, hoặc để tránh nắng vào mùa hè. Các loại giày nhanh khô cũng được ưa chuộng. Phong cách ăn mặc ở Hong Kong khá thoải mái, với giày thể thao và quần jeans. Quần soóc, dép xỏ ngón được dùng khá phổ biến, nhưng đồ quá ngắn hoặc hở hang không được ưa chuộng ở đây. Phụ nữ thường không mặc áo hở ngực hở vai, nhưng váy ngắn vẫn được chấp nhận.


Jakarta, Indonesia: Đàn ông hiếm khi đeo cà vạt trong các cuộc họp, do phong cách thời trang ở đây thiên về sự thoải mái với áo sơ mi, quần kaki, giày kín mũi cho đàn ông, còn phụ nữ mặc trang phục màu sắc đơn giản, áo dài tay và rất ít đồ trang sức. Quần jeans hiệu Levi’s, Lee và áo thun polo rất được ưa chuộng. Trong các bữa tiệc, đàn ông thường đi giày lười, mặc áo in họa tiết, phụ nữ đi sandal kín gót, giày thể thao hoặc giày bệt.


London, Anh: Váy áo mỏng nhẹ, giày bệt hoặc xỏ ngón là trang phục được yêu thích vào mùa hè với những gam màu đen, màu sáng hoặc nhẹ. Thời trang London không cầu kỳ, nhưng vẫn phong cách và thoải mái. Quần jeans, ủng Chelsea, giày brogues và một chiếc áo khoác vừa vặn sẽ làm bạn hòa nhập với London. Vào mùa thu khi trời mưa nhiều, ủng cao su và ô là hai phụ kiện không thể thiếu.


Los Angeles, California, Mỹ: Khí hậu quanh năm ấm áp, vì vậy người dân thích mặc áo ba lỗ, áo thun rộng, quần soóc, váy ngắn. Đàn ông mặc áo sơ mi bên ngoài áo ba lỗ và quần jeans hoặc quần soóc, đi giày thể thao hiệu Vans hoặc Converse. Nếu đến các vùng biển, bạn nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng vì trời có thể lạnh. Vào buổi tối, phụ nữ thường đi giày cao gót, mặc quần jeans tối màu, áo kiểu thanh lịch cho bữa tối. Khi đi các câu lạc bộ đêm, các cô gái thường mặc váy ngắn hoặc váy áo sặc sỡ. Đàn ông mặc quần jeans tối màu, áo sơ mi hoặc áo khoác thể thao khi ra ngoài.

Theo Zingnews

8 mẹo hay giúp bạn lựa chọn ‘điểm đến’ cho chuyến du lịch sắp tới

Đầu tiên, bạn nên nghĩ xem mình sẽ chọn ai làm bạn đồng hành với mình trong chuyến đi sắp tới. Người bạn đồng hành của bạn có thể sẽ làm mọi thứ phức tạp hơn nếu hai người không có cùng sở thích, chẳng hạn bạn thích mua sắm nhưng người đồng hành lại không thích hay bạn thích leo núi nhưng người bạn đồng hành lại thích tắm biển, thế là mọi thứ trở nên vô cùng nan giải. Vì thế, bạn nên chọn người đồng hành có cùng thói quen và sở thích tương tự như bạn thì chuyến du lịch sẽ vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều.

2. Bạn muốn đi du lịch đến nơi mình thích hay muốn khám phá những vùng đất mới
Vấn đề này rất quan trọng, vì thế bạn hãy nghe theo “con tim” của mình và quyết định nơi mình sẽ đến. Chẳng hạn nếu bạn yêu thích du lịch biển và lúc nào cũng chọn Bali là điểm đến của mình thì lần này sao bạn không chọn Thái Lan hay Campuchia nhỉ?
8-meo-hay-giup-ban-lua-chon-diem-den-cho-chuyen-du-lich-sap-toi-ivivu-2
3.  “Ngân sách” dành cho chuyến đi
Đây là vấn đề mà bất kì ai cũng gặp phải khi đi du lịch, bạn có thể chi bao nhiêu tiền cho chuyến du lịch sắp tới của mình? Hãy cân nhắc thật kĩ về tất cả mọi chi phí từ tiền máy bay, khách sạn, mua sắm, tham quan,…
8-meo-hay-giup-ban-lua-chon-diem-den-cho-chuyen-du-lich-sap-toi-ivivu-3
4. Bạn có thể dành bao nhiêu ngày cho chuyến đi
Số lượng ngày đi là một trong những yếu tố sẽ quyết định điểm đến du lịch sắp tới của bạn. Nếu bạn chỉ có 4 ngày thì không việc gì phải lãng phí hết nửa ngày trên máy bay. Không có gì tệ hơn là sau khi đi du lịch về bạn còn mệt mỏi hơn trước chuyến đi, du lịch là để giúp bạn xả stress và thư giãn chứ không phải làm bạn mệt mỏi thêm phải không nào?

5. Kiểm tra xem mình có người bạn nào ở nước ngoài không?
Thông qua Facebook hoặc email để xem thử mình có người bạn thân nào du học hay định cư ở nước ngoài không? Còn cách nào tốt hơn để khám phá một đất nước là nhờ sự hướng dẫn từ người quen? Bạn sẽ có cơ hội gặp lại bạn cũ và biết đâu có khi bạn còn được miễn phí tiền ăn ở đấy chứ.
8-meo-hay-giup-ban-lua-chon-diem-den-cho-chuyen-du-lich-sap-toi-ivivu-4
6. Nên tìm hiểu trước những thông tin về địa điểm bạn sẽ đến du lịch
Bạn nên tìm hiểu kĩ những thông tin về thời tiết ở địa điểm bạn sẽ đến du lịch. Chắc chắn bạn không muốn đi du lịch mà phải nằm dài trong phòng để ngắm mưa thay vì chạy nhảy tung tăng ngoài biển phải không nào? Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng nếu thời tiết ở nơi bạn đến đang trong xanh thì nơi đó cũng sẽ là mùa du lịch cao điểm nhé!
8-meo-hay-giup-ban-lua-chon-diem-den-cho-chuyen-du-lich-sap-toi-ivivu-6
7. Tìm kiếm các thông tin về sự kiện và lễ hội
Một số người thường lên kế hoạch du lịch dựa vào các sự kiện và các lễ hội lớn đang diễn ra tại khu vực đó. Vì thế, nếu nơi bạn sắp đến không có sự kiện và lễ hội gì đặc biệt thì bạn có thể thay đổi địa điểm tham quan khác.
8-meo-hay-giup-ban-lua-chon-diem-den-cho-chuyen-du-lich-sap-toi-ivivu-5
8. Suy nghĩ về những trải nghiệm bạn muốn có được trong chuyến đi
Bạn muốn có được những trải nghiệm thú vị nào trong chuyến đi lần này, hãy liệt kê ra một danh sách và sau đó từ từ chọn ra những địa điểm thích hợp nhất. Nếu bạn thích lướt sóng bạn có thể chọn Australia hoặc California. Hay nếu bạn muốn có cơ hội thực hành tiếng Pháp đang học thì tại sao lại không chọn Paris nhỉ?
Theo Hà Mi (Nguồn Ladyironchef.com)

Lưu ý cho lần đầu du lịch bụi

Ngoài chuẩn bị sức khỏe và hành lý gọn nhẹ, những người lần đầu đi du lịch bụi cũng nên sẵn sàng đối mặt với việc bị làm phiền khi ngủ chung phòng hay ăn món lạ.

Dù nhiều khó khăn, thử thách, chuyến du lịch bụi thường để lại những trải nghiệm mà các tour không thể tạo ra. Dưới đây là một số lưu ý cho người lần đầu đi du lịch bụi.
Mang ít đồ
Dù có thể lên đường với 3 đôi giày và một balo cỡ lớn, sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra mình chỉ “kết đôi” với dép xỏ ngón và quen bỏ tiền vào túi quần hơn. Lời khuyên là hãy đóng gói càng ít đồ đạc càng tốt bởi nhiều thứ có thể sắm ngay trên đường.
Mang theo nút bịt tai cách âm
Nhiều người thường nghĩ mình có thể dễ dàng đánh một giấc ngon lành trên chiếc giường tầng trong phòng nghỉ tập thể (dorm), bao quanh là những bạn mới đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng thực tế, bạn sẽ khó có thể yên giấc khi bị làm phiền bởi tiếng ngáy, nô đùa hay âm thanh “thủ thỉ” của một đôi trai gái. Cách tốt nhất là mang theo nút bịt tai cách âm, sẽ có lúc bạn cần đến chúng.


Phòng ngủ tập thể – lựa chọn giá rẻ cho các tín đồ du lịch bụi.

Tin vào dân bản địa
Những vụ cướp bóc, lừa đảo khách du lịch đăng tải trên mạng xã hội và báo chí khiến nhiều người trở nên cảnh giác. Tuy nhiên, thực tế lại có rất nhiều người tốt và họ ở khắp nơi.
Tỏ thái độ lịch sự và tôn trọng, bạn sẽ được nhận không ít sự giúp đỡ từ những người xa lạ dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Chuyện không may lạc đường cũng chỉ là vấn đề nhỏ bởi bạn có thể nhờ chỉ dẫn từ dân địa phương.
Tham khảo gợi ý từ dân bản địa
Để làm một “Ta ba lô” thông minh, bạn cần hạn chế giới hạn mình trong các nhà hàng, khách sạn có giới thiệu hoặc đánh giá tốt trên mạng. Cách lý tưởng là hòa vào cuộc sống của người địa phương, chịu khó hỏi thăm để được nhận những gợi ý hoặc chỉ dẫn chất lượng nhất.
Cơ thể phải học cách thích ứng
Trong một chuyến du lịch bụi, mỗi người phải trải qua rất nhiều thử thách như bay đường dài, đêm không ngủ, đồ ăn lạ…, thậm chí không đảm bảo vệ sinh. Học cách làm quen nhanh chóng với những thay đổi này sẽ giúp bạn đảm đảo sức khỏe cho cả hành trình. Việc phá vỡ thói quen ăn, ngủ cũng là một trong những trải nghiệm đáng nhớ sau chuyến đi.


Du lịch bụi không giống việc nghỉ dưỡng vì bạn phải trải nghiệm để khám phá những điều mới mẻ.
Đôi khi quên giá trị của tiền
Lần đầu thuê chiếc lều trên bãi biển với giá 10 USD một đêm, bạn có thể cảm thấy hí hửng nhưng sau đó lại hy vọng mức giá thấp hơn và kể lể khi bị “chặt chém”. Tuy vậy, so với ở nhà, số tiền phải trả đó vẫn cao gấp nhiều lần và bạn thường quên hoặc không mấy để bụng điều này.
Giặt trong bồn tắm
Với du lịch bụi, việc sử dụng dịch vụ giặt ủi được coi là xa xỉ. Quần jeans, áo thun, thậm chí toàn bộ ba lô sẽ phải tìm chỗ để giặt giũ và bồn tắm trong nhà nghỉ là một gợi ý. Hãy nhớ thời gian khô hoặc sấy của mỗi món đồ là khác nhau.
Không bao giờ biết trước tất cả
Đó là lý do tại sao hành trình du lịch bụi đầu tiên của bạn không nên là chuyến cuối cùng. Mỗi lần lên đường, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị và những người bạn mới. Mỗi hành trình sẽ là một lát cắt đầy thú vị về thế giới xung quanh.

Theo Vnexpress

Bài đăng phổ biến

 
Copyright © 2013 Du lịch Khám phá
Share on Dịch thuật 24h. Powered byDịch thuật 24h